Dầu tăng
Dầu thô tăng trong phiên đêm qua nhưng bị giảm mạnh từ mức cao trong phiên do lo ngại sự lân lan của virus corona chủng mới có thể làm đình trệ sự phục hồi kinh tế của Mỹ.
Dầu thô cùng các hàng hóa khác bị giảm từ mức cao trong phiên sau khi Chủ tịch Cục dự trữ liên bang ở Boston cho biết sẽ cần thêm hỗ trợ tài chính và tiền tệ cho nền kinh tế Mỹ. Nỗi sợ hãi ngày càng tăng, Apple đã tuyên bố sẽ đóng cửa lại một số cửa hàng khi virus tiếp tục lây lan.
Chốt phiên 19/6, dầu thô Brent tăng 0,68 USD lên 42,19 USD/thùng sau khi đạt 42,89 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 8/6. Dầu thô WTI tăng 0,91 USD lên 39,75 USD/thùng. Tính chung cả tuần dầu WTI tăng 8,7% trong khi dầu Brent tăng 9%.
Giá tăng cao trong đầu phiên giao dịch khi Iraq và Kazakhstan đã cam kết tuân thủ tốt hơn với thỏa thuận giảm sản lượng. Nghĩa là lượng cắt giảm của OPEC+ có thể nhiều hơn trong tháng 7.
Dầu thô Brent đã tăng hơn gấp đôi kể từ mức thấp nhất 21 năm đạt được hồi tháng 4, được hỗ trợ bởi việc cắt giảm nguồn cung kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày của OPEC+ và việc nới lỏng phong tỏa của các chính phủ.
Nhu cầu nhiên liệu tại Châu Âu đang phục hồi dần dần nhưng vẫn thấp hơn bình thường. Một dấu hiệu khác của sự phục hồi thị trường là dầu thô Brent trong ngày 18/6 đã chuyển sang tình trạng dầu giao ngay đắt hơn so với giao sau đó, lần đầu tiên kể từ tháng 3.
Tồn kho dầu thô của Mỹ đạt cao kỷ lục mới trong tuần này, nhưng tồn kho nhiên liệu giảm.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan dầu và khí của Mỹ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục tuần thứ 7 liên tiếp, giảm 13 giàn xuống 266 giàn.
Khí tự nhiên của Mỹ tăng do dự báo nhu cầu tăng
Giá khí tự nhiên của Mỹ tăng gần 2% do các dự báo thời tiết ấm hơn và nhu cầu điều hòa tăng cao trong 2 tuần tới.
Khí tự nhiên tăng 3,1 US cent hay 1,9% đóng cửa tại 1,669 USD/mmBtu. Tuy nhiên, trong cả tuần khí tự nhiên giảm khoảng 4%, giảm tuần thứ 3 liên tiếp kể từ tháng 1, sau khi sản lượng phục hồi trong đầu tuần.
Vàng tăng do lo sợ số ca nhiễm virus tăng vọt
Giá vàng tăng trong phiên vừa qua do số trường hợp nhiễm virus corona tăng làm gia tăng lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể buộc các chính phủ thực hiện phong tỏa tiếp.
Vàng giao ngày tăng 1,1% lên 1.740,79 USD/ounce, vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 1,3% lên 1.753 USD/ounce. Giá giao ngay đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2012 trong tháng trước tại 1.764,55 USD/ounce.
Từ đầu năm tới nay giá vàng đã tăng 15% được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn an toàn giữa những lo ngại về suy thoái kinh tế và kích thích tài chính chưa từng có của chính phủ và ngân hàng trung ương.
Đồng có tuần tăng thứ 5 do hy vọng phục hồi kinh tế
Giá đồng hướng tới tuần tăng thứ 5 liên tiếp do tồn kho giảm và các thị trường chứng khoán tăng trong khi nhu cầu đã cải thiện tại Trung Quốc.
Các nhà đầu tư đang ngày càng lạc quan về sự phục hồi kinh tế, với tâm lý được củng cố sau khi Trung Quốc cho biết họ đã kiểm soát sự bùng phát của virus corona mới.
Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London LME đóng cửa tăng 0,5% lên 5.835 USD/tấn và tăng khoảng 1% trong tuần này.
Kim loại này thường được coi là chủ đạo cho nền kinh tế toàn cầu đã tăng 34% từ mức thấp hồi tháng 3 và đang gần mức cao nhất trước Covid-19 tại 6.343 USD hồi tháng 1/2020.
Theo ngân hàng Saxo giá đồng cũng được hỗ trợ bởi kích thích khổng lồ từ ngân hàng trung ương và kế hoạch chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.
Tồn kho đồng trên sàn LME giảm 10.025 tấn xuống 127.875 tấn, giảm từ 250.000 tấn hồi giữa tháng 5. Tổng tồn kho tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 18.162 tấn xuống 109.969 tấn trong tuần này tính tới ngày 19/6, thấp nhất kể từ tháng 1/2019.
Tiêu thụ đồng của Trung Quốc dự kiến tăng 2% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa đe dọa cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc, mặc dù một nhà ngoại giao của Mỹ cho biết Trung Quốc đã cam kết thực hiện theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 trong các cuộc đàm phán tuần này.
Quặng sắt Trung Quốc tăng tuần thứ 7 liên tiếp
Giá quặng sắt Đại Liên có tuần tăng thứ 7 liên tiếp, bất chấp một phiên biến động, khi giá giao ngay gần mức cao nhất 10 tháng được hỗ trợ bởi nhu cầu nguyên liệu thô sản xuất thép mạnh.
Quặng sắt trên sàn giao dịch đại liên đóng cửa tăng 0,1% lên 768 CNY (108,55 USD)/tấn và tăng 0,7% trong tuần này. Hợp đồng quặng sắt trên sàn giao dịch Singapore tăng 0,2% lên 100,27 USD/tấn.
Giá quặng sắt của Trung Quốc đã tăng 34% trong năm nay, bởi tồn kho quặng sắt ở các cảng Trung Quốc đang giảm và nhu cầu nhanh chóng được củng cố bởi sự thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh để hỗ trợ nền kinh tế này.
Tồn kho quặng sắt tại 45 cảng chủ chốt của Trung Quốc giảm tuần thứ 9 liên tiếp trong tuần 12-18/6 xuống 106 triệu tấn, theo công ty tư vấn Mysteel.
Tuy nhiên, sự phục hồi của quặng sắt dường như đang mất đà, với sự yếu kém theo mùa của nhu cầu thép trong nước, do mùa mưa tại miền nam làm chậm hoạt động xây dựng và cảnh báo sự bùng phát của virus corona.
Thép thanh trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,1% trong khi thép cuộn cán nóng tăng 1,8%. Thép không gỉ tăng 4% do khả năng bảo trì ở nhà máy ở miền nam Trung Quốc trong tháng 7 dự kiến làm giảm nguồn cung.
Cao su tăng
Giá cao su tại Tokyo đóng cửa tăng do lo sợ về khủng hoảng y tế tại Trung Quốc dịu đi sau khi một chuyên gia y tế cho biết sự bùng phát của virus corona chủng mới ở Bắc Kinh đã được kiểm soát.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo đóng cửa tăng 1,4 JPY hay 0,9% lên 158,2 JPY/kg, mặc dù kết thúc tuần này giá giảm 0,5%.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 ở Thượng Hải tăng 185 CNY hay 1,8% lên 10.475 CNY/tấn.
Đường tăng theo dầu và các hàng hóa khác
Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0,16 US cent hay 1,3% lên 12,05 US cent/lb.
Các đại lý cho biết thị trường này có thể khó khăn để phá mức kháng cự quanh đỉnh cao gần đây do lo ngại về tiêu thụ yếu đặc biệt ảnh hưởng tới thị trường đường trắng.
Triền vọng vụ mùa thuận lợi tại Ấn Độ và Thái Lan cũng hạn chế đà tăng.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 2,9 USD hay 0,8% xuống 368,3 USD/tấn.
Cà phê giảm
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 đóng cửa giảm 0,85 US cent hay 0,9% xuống 95,9 US cent/lb.
Cà phê đã giảm dưới 1 US/lb trong thời gian sụt giảm dài nhất 10 tháng khi sản lượng của Brazil đạt kỷ lục và đồng nội tệ của nước này yếu.
Cà phê rubusta kỳ hạn tháng 9 giảm 11 USD hay 0,9% xuống 1.175 USD/tấn.
Đậu tương tăng giá do triển vọng đàm phán thương mại Mỹ- Trung
Giá đậu tương ở Chicago tăng do các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ với Trung Quốc đang tiếp diễn, tiếp thêm hy vọng nhà nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới này sẽ sớm đạt được nhập khẩu ước tính trước đó.
Lúa mì giảm do thu hoạch lúa mì vụ đông ở Mỹ đang diễn ra, trong khi ngô tăng do vị thế kỹ thuật.
Hợp đồng đậu tương trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa tăng 3-1/2 lên 8,76-1/2 USD/bushel sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 1/4 tại 8,80-1/2 USD.
Lúa mì giảm 2-1/4 US cent xuống 4,81-1/4 USD/bushel tăng từ 4,76 USD, thấp nhất kể từ ngày 12/9/2019, trong khi ngô tăng 1-1/2 US cent lên 3,32-1/2 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 20/06
Address: 114 Than Nhan Trung Street, Ward 13, Tan Binh District, Ho Chi Minh City
MST: 0306853809
Phone: (+84) 28 3810 6701 – Fax: (+84) 28 3810 6641
Industrial Kitchen Equipment Hotline: (+84) 28 3813 0568
Website: www.haiaucorp.com.vn - www.venuscorp.com.vn