Làm gì để tăng độ bền cho kim loại xi mạ kẽm?

Vietnamese English Chinese
028 3810 6701 - 3813 0568
Tin tức kỹ thuật chuyên ngành

Làm gì để tăng độ bền cho kim loại xi mạ kẽm?

Ngành công nghiệp xi mạ kẽm đã bắt đầu xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 19 và không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Trong thực tế, người ta ứng dụng công nghệ xi mạ kẽm lên nhiều loại bề mặt kim loại khác nhau như: đồng thau, kẽm, thiếc,…với mục đích giúp làm tăng tuổi thọ sử dụng cho sản phẩm cũng như giảm thiểu độ ăn mòn do tác động của các yếu tố bên ngoài.
Vậy làm sao để tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho kim loại?
Để tăng độ bền cho kim loại bạn có thể áp dụng biện pháp đơn giản nhất đó là xi mạ kẽm. Thông thường, xi mạ kẽm giúp mang lại hiệu quả tốt trên các bề mặt kim loại như: sắt, thép, gang, đồng,…bảo vệ theo cơ chế anot bằng con đường điện hóa. Lúc này, điện thế âm của kẽm sẽ tản ra giúp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn hay phá hủy giúp nâng cao tuổi thọ sử dụng sản phẩm. Điểm nổi trội của xi mạ kẽm là có khả năng bảo vệ tốt cho kim loại ngay cả khi lớp kẽm bị ăn mòn hết và chỉ còn lại một lớp mỏng.
Tại sao phải xi mạ kẽm cho kim loại?
Như chúng tôi đã nói, mục đích chính của xi mạ kẽm cho kim loại là để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và làm tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm. Vì vậy, xi mạ kẽm được đánh giá là công nghệ không thể thiếu trong các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo máy để giảm thiểu tối đa sự ăn mòn cũng như tác động của không khí làm hư hỏng máy móc.
Ngoài ra, công nghệ xi mạ kẽm cũng không thể thiếu trong các công trình xây dựng bằng thép, nhất là dùng kẽm để xi mạ xi măng tấm lợp, cấu kiện hay các linh kiện trong ngành giao thông vận tải như: đường sắt, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô, xe đạp,…
Phương pháp tăng độ bền của lớp mạ kẽm điện như thế nào?
Để tăng độ bền cho lớp xi mạ kẽm điện người ta thường sử dụng quá trình cromat hóa, khi đó lớp xi mạ kẽm sẽ được thụ động để tránh những tác động bởi những yếu tố khí quyển bên ngoài. Nếu bị ăn mòn thì trên bề mặt lớp mạ sẽ xuất hiện những vết trắng của muối kẽm, vì vậy việc thụ động lớp xi mạ kẽm bằng cromat hóa được đánh giá là một công việc vô cùng quan trọng để bảo vệ lớp mạ kẽm điện.
Ngoài ra, để làm tăng độ bền của lớp xi mạ kẽm người ta còn áp dụng quá trình thụ động. Quá trình này được hình thành khi nhúng lớp mạ kẽm vào dung dịch thụ động. Lúc đầu lớp kẽm sẽ bị ăn mòn, sau đó sẽ tạo ra hợp chất kẽm với crom được gọi là lớp mạ thụ động để bảo vệ kẽm. 
Trong thành phần của dung dịch cromat hóa thường gồm Cr6+ chất xúc tác, chất khử. Khi đó, nếu nồng độ càng cao thì hàm lượng crom trong màng càng lớn và đương nhiên khả năng chống ăn mòn sẽ càng cao, lúc này bạn sẽ thấy màng thụ động có màu xanh. Đồng thời, nồng độ axit và chiều dày cần thiết của lớp màng thụ động sẽ là 2 yếu tố quyết định thời gian thụ động của lớp bảo vệ kim loại mạ kẽm.
Đối tác khách hàng
CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÁT TRIỂN HẢI ÂU

Địa chỉ: 114 Thân Nhân Trung, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

MST: 0306853809

Hotline Kim loại: (+84) 28 3810 6701 – Fax: (+84) 28 3810 6641

Hotline Thiết bị bếp công nghiệp: (+84) 28 3813 0568

Website: www.haiaucorp.com.vn - www.venuscorp.com.vn

về chúng tôi
Footer map
Copyright © 2018 HẢI ÂU . Designed by Viet Wave    424075 Online : 2